top of page

Kim cương- Vị Hoàng đế của muôn loại đá quý

Kim cương thiên nhiên được mệnh danh là vị Hoàng đế của mọi loại đá quý bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp lung linh vượt thời gian. Vậy kim cương thiên nhiên là gì, điều gì làm nên vẻ đẹp vĩnh cửu của loại trang sức xa xỉ ấy ? Cùng KJ tìm hiểu những bí mật về kim cương trong bài viết dưới đây nhé !



I. TỔNG QUAN VỀ KIM CƯƠNG


Bản chất kim cương là một trong hai dạng thù hình của Cacbon, dạng còn lại là than chì. Vậy tại sao cùng là Cacbon nhưng than chì mềm, còn kim cương lại có độ cứng vô địch trong muôn loài khoáng vật ? Đó là bởi chất Cacbon của kim cương không lấy từ vật chất hữu cơ trên bề mặt Trái đất mà tích tụ từ những dung thể trong lòng đất ở những độ sâu trên 100km, chịu áp suất và nhiệt độ cực lớn, chồng khít lên nhau dưới dạng những tinh thể lập phương vô cùng chặt chẽ. Lịch sử kim cương được hình thành từ cách đây rất lâu, khoảng 1 đến 3.5 tỷ năm, những mỏ kim cương trong tự nhiên thường nhỏ hơn mỏ than chì hàng chục nghìn lần, chính vì thế nó trở nên vô cùng hiếm hoi, quý giá và đắt đỏ


II. CÁC KIỂU CẮT KIM CƯƠNG


Với vẻ đẹp lung linh vĩnh cửu vượt thời gian, kim cương được sử dụng để chế tác thành những món đồ trang sức xa xỉ. Nó có thể được chế tác thành nhiều hình dạng khác nhau với 12 kiểu cắt. Tuy nhiên được ưa chuộng và phổ biến nhất thị trường hiện nay là kiểu cắt mài giác với 75 mặt facet


Mười hai kiểu cắt kim cương

III. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIM CƯƠNG


Để đánh giá chất lượng của một viên kim cương người ta dựa vào 4 tiêu chuẩn Quốc tế, gọi là tiêu chuẩn 4C: Độ cân đối ( Cut), màu sắc ( Colour), độ tinh khiết ( Clarity), Trọng lượng ( Carat).


1. Độ cân đối ( Cut)


Độ cân đối kim cương phụ thuộc vào trình độ mài cắt đá và được đánh giá dựa vào 3 tiêu chí : độ chói, độ phát lửa và độ lấp lánh. Một viên kim cương khi được mài cắt tốt sẽ cho độ chói sáng mạnh mẽ, khi các tia sáng chiếu vào sẽ phản xạ từ mặt này sang mặt khác như chuyền qua một lăng kính, tán xạ ánh sáng tạo ra các màu đa sắc xanh, đỏ gọi là độ phát lửa. Về độ lấp lánh ,số lượng các mặt giác càng lớn thì độ lấp lánh càng cao. Xu hướng ngày nay người ta thường mài một viên kim cương có khoảng 74-82 mặt giác sẽ cho độ lấp lánh đẹp nhất, khi mài trên 100 mặt, độ lấp lánh quá mạnh có thể làm giảm độ chói và độ phát lửa của kim cương


Độ cân đối quyết định đến độ chói, độ phát lửa và độ  lấp lánh của kim cương
Độ cân đối quyết định đến độ chói, độ phát lửa và độ lấp lánh của kim cương

2. Tiêu chuẩn màu sắc


Trong thiên nhiên, kim cương có thể có nhiều màu sắc khác nhau, tuy vậy phổ phiến nhất là màu trắng, kim cương đỏ và xanh cực kỳ hiếm, giá trị cũng đắt hơn gấp nhiều lần. Kim cương trắng cũng được phân thành các cấp màu khác nhau dựa trên Bảng cấp màu kim cương theo tiêu chuẩn Viện Ngọc học Hoa Kỳ ( GIA). Kim cương có độ trắng sáng càng cao thì càng đắt giá

Bảng phân cấp màu kim cương
Bảng phân cấp màu kim cương

3. Tiêu chuẩn độ tinh khiết:


Người ta đánh giá độ tinh khiết của kim cương dựa theo Bản phân cấp độ tinh khiết của GIA. Quan sát bằng kính hiển vi hoặc kính lúp có thể phân biệt được các cấp độ tinh khiết này. Kim cương có độ tinh khiết càng cao, ít khuyết tật thì càng quý giá.


Bảng phân cấp độ tinh khiết kim cương
Bảng phân cấp độ tinh khiết kim cương

4. Tiêu chuẩn trọng lượng :


Người ta dùng đơn vị Cara để đo trọng lượng của kim cương. Mỗi cara bằng 1/5 gram . Trong trường hợp kim cương quá nhỏ, người ta dùng đơn vị điểm, bằng 1% cara ( 0.01 ct). Kim cương có trọng lượng càng lớn thì càng giá trị.

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, các bạn đã có được cái nhìn tổng quan hơn về kim cương- Hoàng đế của các loài đá quý, từ đó có những cách phân biệt và nhận biết kim cương chính xác nhất.

Hương Trà KJ

149 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Yorumlar


bottom of page